Thuốc acetazolamid là thuốc gì? Cách dùng thuốc
Thông tin thuốc Acetazolamid 250mg tác dụng hạ nhãn áp
- Phân Loại: Thuốc kê đơn.
- Hoạt chất – Nồng độ/ Hàm lượng: Acazolamidetazolamid 250mg.
- Dạng bào chế:Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- HSD: 36 tháng.
- Công ty sản xuất:Pharmedic (Việt Nam).
- Công ty đăng ký:Pharmedic (Việt Nam).
- Nhóm thuốc trị bệnh mắt
Thuốc Acetazolamid 250mg là thuốc gì?
Thuốc Acetazolamid có khả năng làm giảm sản xuất thủy dịch và có tác dụng hạ nhãn áp, thuốc ứng dụng trong điều trị Glocom góc đóng, Glocom góc mở…
Tất cả nhờ vào Acetazolamid là một chất ức chế carbonic anhydrase. Ức chế enzym này làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, làm giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực.
Thuốc từng được dùng làm thuốc lợi niệu, nhưng hiệu lực giảm dần khi tiếp tục sử dụng nên phần lớn đã được thay thế bằng các thuốc khác như thiazid hoặc furosemid.
Thuốc Acetazolamide có những dạng và hàm lượng sau:- Viên nang phóng thích kéo dài 12 giờ, thuốc uống: 500mg;
- Viên nén, thuốc uống: 125mg, 250mg;
- Bột dung dịch đông khô, thuốc tiêm: 500mg.
Cơ chế tác dụng thuốc Acetazolamid như thế nào?
Thuốc Acetazolamid ức chế carbonic anhydrase, làm giảm tạo thành ion hydrogen và bicarbonat từ carbon dioxyd và nước, giảm khả năng sẵn có những ion này dùng cho quá trình vận chuyển tích cực. Thuốc làm hạ nhãn áp bằng cách làm giảm sản xuất thủy dịch tới 50 – 60%.
Cơ chế chưa được hoàn toàn biết rõ nhưng có lẽ liên quan đến giảm nồng độ ion bicarbonat trong các dịch ở mắt. Tác dụng toan chuyển hóa được áp dụng để điều trị động kinh.
Thuốc Acetazolamid có tác dụng gì?
Glocom góc mở điều trị ngắn ngày cùng các thuốc co đồng tử trước khi phẫu thuật, glocom góc đóng cấp, glôcôm trẻ em hoặc glocom thứ phát do đục thủy tinh thể hoặc tiêu thể thủy tinh.
Kết hợp để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và người trẻ tuổi.
Ai không nên dùng thuốc Acetazolamid 250mg?
- Dị ứng với sulfonamid.
- Suy gan, suy thận nặng, bệnh Addison.
- Nhiễm acid do tăng clor máu.
- Giảm natri và kali huyết.
- Điều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc sung huyết.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Acetazolamid như thế nào?
Liều lượng sử dụng Acetazolamid 250mg
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng cho người lớn
Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị bệnh phù:
- Dùng 250 đến 375 mg uống hoặc truyền vào tĩnh mạch một lần 1 ngày.
- Khi bạn mong muốn tiếp tục điều trị với thuốc acetazolamid cho bệnh phù, liều thứ hai hoặc thứ ba được khuyến cáo là nên bỏ qua để thận được phục hồi.
Liều dùng thông thường cho người lớn bị say độ cao cấp tính:
- Viên nén, thuốc uống: 125 – 250mg uống mỗi 6-12 giờ.
- Viên nang phóng thích kéo dài: 500mg mỗi 12 đến 24 giờ.
- Liều tối đa khuyến cáo là 1 gram/ngày.
Liều thông thường cho người lớn bị tăng nhãn áp:
- Tăng nhãn áp góc mở: Viên nén hoặc tiêm truyền vào tĩnh mạch 250 mg Acetazolamid, 1 đến 4 lần mỗi ngày. Viên nang phóng thích: 500 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày.
- Tăng nhãn áp góc đóng: 250 đến 500 mg truyền vào tĩnh mạch, có thể lặp lại trong 2-4 giờ cho đến liều tối đa 1 gram/ngày.
Liều dùng cho trẻ em
Liều thông thường cho trẻ em bị tăng nhãn áp (trên 1 tuổi):
- Thuốc uống: 8-30mg/kg/ngày hoặc 300-900mg/m² da/ngày chia ra mỗi 8 giờ.
- Truyền vào tĩnh mạch 20 đến 40mg/kg/ngày chia ra mỗi 6 giờ. Liều tối đa: 1 gram/ngày.
Liều thông thường cho trẻ em bị chứng phù (trên 1 tuổi):
Uống hoặc truyền vào tĩnh mạch: 5 mg/kg hoặc 150 mg/m² da một lần một ngày.
Liều thông thường cho trẻ em bị động kinh (trên 1 tuổi):
- Thuốc uống: 8-30 mg/kg/ngày chia làm 1 đến 4 lần Liều tối đa là 1 gram/ngày.
- Liều thông thường cho trẻ em bị tràn dịch não (trên 1 tuổi):
- Uống hoặc truyền vào tĩnh mạch: 20 đến 100 mg/kg/ngày chia ra mỗi 6 đến 8 giờ Liều tối đa là 2 gram/ngày.
Cách dùng thuốc
- Bệnh nhân có thể uống cùng với thức ăn hoặc không tùy thích, miễn là không dùng thức ăn hay đồ uống có độ chua vì sẽ hại dạ dày.
- Nuốt nguyên viên, không được bẻ ra hay nhai nhỏ vì có thể khiến các tác dụng phụ nhiều hơn.
- Tuyệt đối không được tự ý tăng hay giảm liều Acetazolamid mà không hỏi bác sĩ vì có thể tình trạng sẽ nguy hại hơn nếu tự nhiên ngưng dùng thuốc. Cũng như các loại thuốc khác, người bệnh không được lạm dụng trong thời gian dài.
- Lượng Kali có ở trong máu có thể bị giảm khi dùng thuốc này. Vì thế nên tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều kali như chuối hay cam khi uống thuốc. Có những trường hợp sẽ được bác sĩ kê đơn kali để bổ sung.
Nhận xét
Đăng nhận xét